» » » Đến với đồng bào xã Biên giới Phiêng Pằn, Mai Sơn, Sơn La

Đến với đồng bào xã Biên giới Phiêng Pằn, Mai Sơn, Sơn La

Quan dan 1

“… Anh là giáo viên dạy cho dân chữ, anh là thầy thuốc giữ cho dân lành. Tình yêu nơi biên giới, tình yêu trong lòng dân…”

♥ Từ biển khơi xa tới miền rừng núi cao luôn luôn tự hào là người chiến sĩ mang quân hàm xanh ♥

Chương trình TẾT ẤM BIÊN CƯƠNG do Hành Trình – Kết Nối Yêu Thương khởi sướng và triển khai đã bước vào năm thứ 2. Một trong những hoạt động đó, ngày 26-27.12.2016 đại diện BCN Hành trình Kết nối yêu thương, với sự hỗ trợ của Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Phiêng Pằn đã tới thăm, khảo sát và trao tặng quà cho đồng bào xã biên giới đặc biệt khó khăn Phiêng Pằn, Mai Sơn, Sơn La. Đoàn đã tặng 20 tải quần áo ấm cũ còn sử dụng tốt, 120 kg gạo, 12 thùng mỳ tôm, 12 áo rét 3 lớp mới,…TABC2016_traoqua_PhiengPan_19

Phiêng Pằn là xã biên giới duy nhất ở huyện Mai Sơn quản lý 6,4 km đường biên giới và bốn cột mốc tiếp giáp với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào. Ðồng thời, là một trong 86 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La. Xã có diện tích tự nhiên 11.639 ha, dân số 7.450 người, bà con sinh sống ở 19 bản, trong đó 13 bản người Xinh Mun, chiếm 78% dân số, còn lại sáu bản người Mông chiếm 22%. Ðặc điểm dễ nhận biết là ở đây chỉ có đồng bào thiểu số sinh sống, trong điều kiện núi cao, bình quân trên 1.000 m so mặt biển, địa hình lại chia cắt, đường giao thông đi lại rất khó khăn, v.v.

Tỷ lệ hộ đói nghèo lên tới 70 đến 80%. Có hộ thiếu đói mùa giáp hạt, Ðồn Biên phòng Phiêng Pằn lại phải san sẻ hỗ trợ gạo cho bà con. Lợi dụng bản tính thật thà của bà con Xinh Mun, một số đối tượng ở vùng ngoài mang gạo, muối vào đổi ngô, nhà nào không có ngô thì cho “cắm” đến mùa thu hoạch mới lấy, dần dà mấy năm số nợ chồng chất, bà con phải bán đất nương của mình và trở thành người làm thuê cho chủ nợ. Hiện tượng đó lúc đầu chỉ xuất hiện vài nhà, sau lan ra nhiều bản. Theo thống kê, bản Tà Vắt có 25/113 hộ, bản Vít 18/95 hộ, bản Phiêng Khàm 32/114 hộ, cả xã bà con bị mất hơn 300 ha. Trước tình hình này, đồn đã rà soát các đối tượng, phối hợp xã ngăn chặn việc mua bán đất bất hợp pháp. Ðồng thời, tuyên truyền cho bà con thấy mặt trái, phòng ngừa kẻ xấu lợi dụng. Một việc làm khác bà con khen bộ đội, là năm 2013, đồn đã tham mưu với huyện trích quỹ dự phòng hỗ trợ xã 450 triệu đồng sửa đường giao thông. Khi có đường, xe ô-tô vào được xã, giá ngô đang từ 2.800 đồng/kg tăng lên 4.500 đồng/kg. Ước tính sản lượng ngô toàn xã khoảng 12 nghìn tấn, năm đó bà con đã được lợi hàng tỷ đồng. Ông Lò Văn Phành, Trưởng bản Vít, nói một câu mộc mạc: “Từ ngày biên phòng về, bản mình vui lắm. Cái gì không biết, hỏi bộ đội đều giúp, việc gì cũng nhờ bộ đội…”.

Chia tay các chiến sĩ mang quân hàm xanh, chúng tôi cảm nhận cán bộ, chiến sĩ của đồn đã để lại nhiều dấu ấn đẹp trong lòng đồng bào hai bên biên giới. Ðó không đơn thuần là tình cảm quân dân, một truyền thống tốt đẹp của quân đội ta, mà còn là cơ sở vững chắc xây dựng biên giới bình yên.

Comments are closed.