p9230045Trong không khí vui tươi, phấn khởi, hân hoan của buổi lễ khánh thành điểm trường mầm non Bản Buốt – Chiềng Kheo – Mai Sơn – Sơn La, Công trình đầu tiên trong dự án xây trường cho em của Hành Trình – Kết Nối Yêu Thương. Chúng tôi xin gởi đến tất cả các thành viên Hành Trình – Kết Nối Yêu Thương, các công ty, tổ chức, các nhà hảo tâm lời chúc sức khỏe và cảm ơn chân thành!

Từ khi phát động DAXTCE đến nay, HTKNYT đã liên tục nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ và sự đồng hành nhiệt tình của các đơn vị, tổ chức, cá nhân cả trong và ngoài nước, tiêu biểu là:
– Quỹ tình thương – Cộng đồng người Việt Hildesheimxtce2016_077
– Trường TH, THCS, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
– Công ty CP Đầu tư Phát triển Giáo dục 123
– Công Ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Thương Mại Ngọc Hà
– Công ty Minix Việt Nam
– Công ty tổ chức sự kiện Khánh Bằng
– Công ty TNHH Mỹ phẩm 3A Việt Nam
– Công ty LHT Tech Việt Nam
– Công ty Cổ Phần Vận Tải Thương Mại và Đầu Tư Nam Hải
– Công ty TNHH Minh Ly
– Diễn đàn công nghệ HD Việt nam
– Anh Khúc Tuấn Anh, anh Phùng Nho, chị Nguyễn Thị Ngọc, anh Trương Quốc Huỳnh, chị Lê Hồng Hà, chị Nguyễn Hải Yến… (Chi tiết vui lòng click: https://goo.gl/CvKkcp)

Cùng sự kết nối, đồng hành từ cô giáo Trần Hải Yến, cô Nguyễn Quỳnh Oanh, sự nhiệt tình hợp tác, hỗ trợ đắc lực từ hiệu trưởng trường mầm non Chiềng Kheo – cô giáo Đậu Thị Thơm, sự giúp đỡ từ phía UBND, PGD huyện Mai Sơn, UBND xã Chiềng Kheo cùng nhân dân toàn bản.

Tất cả nhừng tình cảm, tình yêu thương, tinh thần hợp tác và công sức của các đơn vị, cá nhân tài trợ, các tình nguyện viên và dân bản đã tạo nên sự kết nối bền chặt và kiến tạo nên 1 điểm trường mầm non tươi sáng tại Bản Buốt với 2 phòng học tổng diện tích hữu dụng 110m2, 240m2 sân chơi, 100m đường đi đi. Tổng giá trị công trình dự toán khoảng 300 triệu đồng (Khánh thành và bàn giao công trình ngày 24/07/2016).

xtce2016_081Từ năm học này các em nhỏ thân yêu đã được học trong những lớp học kiên cố, khang trang, có sân chơi sạch sẽ, có đường lên điểm trường bớt gập gềnh hơn, các con có điều kiện được học bán trú.

Chúng tôi mong các con luôn khỏe mạnh và chăm ngoan, chăm chỉ đến trường và biết giữ gìn khung cảnh trường lớp sạch đẹp. Mong bà con dân bản hãy quan tâm và chăm lo đến việc học tập của các con nhiều hơn.

Với rất nhiều sự nỗ lực của HTKNYT, chúng tôi biết vẫn chưa đủ để giải quyết hết khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, nhưng chúng tôi tin: với sự phấn đấu không ngừng của trường mầm non, sự tận tâm và nhiệt huyết của các thầy cô, sự chăm ngoan của các em học sinh, chất lượng giáo dục mầm non tại Bản Buốt nói riêng và xã Chiềng Kheo nói chung sẽ ngày càng phát triển vững mạnh.

Chúng tôi hi vọng công trình này là một món quà thực sự ý nghĩa với học sinh và đồng bào nơi đây, là nguồn động viên khích lệ lớn đối với tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh ở điểm trường. Mong rằng công trình sẽ được gìn giữ và sử dụng thật hiệu quả. Chúng tôi mong các cấp chính quyền, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh học sinh hãy tạo mọi điều kiện tốt nhất để học sinh được học tập, vui chơi, phát huy hết tính tích cực chủ động và sáng tạo của mình trong mỗi giờ học, các em sẽ cảm nhận được”Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đồng thời cũng nhắc nhở các em học sinh phải luôn luôn chăm ngoan để xứng đáng là những cháu ngoan Bác Hồ.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các đơn vị cùng đồng hành, các nhà tài trợ, các cá nhân ủng hộ và các tình nguyện viên luôn tràn đầy nhiệt huyết với lí tưởng sống cao đẹp. Cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả tập thể các tổ chức và cá nhân trực tiếp tham gia tiền trạm, xây dựng điểm trường.

Sức khỏe và Hạnh phúc sẽ đến với cộng đồng của chúng ta!

 

  • Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định GDMN là một mục tiêu quan trọng nhằm giáo dục con người về mọi mặt ngay từ bậc học đầu tiên này.
  • Bản Buốt – xã Chiềng Kheo – huyện Mai Sơn – Sơn La là bản khó khăn nhất của xã, 100% đồng bào dân tộc Thái, bản có 125 hộ trong đó có 555 nhân khẩu, 23 hộ nghèo và 12 hộ cận nghèo.
  • Qua khảo sát thực tế, KNYT nhận thấy đồng bào rất quan tâm tới việc các cháu được cắp sách tới trường. 100% các cháu trong độ tuổi từ 3-5 tuổi được đi học mầm non, 100% các cháu trong độ tuổi tiểu học được tới trường. Tuy vậy đến nay điểm trường bản buốt vẫn chưa có được cơ sở vật chất nào cho khối giáo dục mầm non. “Ngôi trường” mẫu giáo năm 2014 chỉ là những tấm vách tre nứa, nhưng sau bị đổ sập và để đảm bảo an toàn học tập cho các cháu, các Cô giáo nơi đây đã xin mượn nhà văn hóa bằng gỗ tạm bợ, mục nát và chắp vá khắp nơi để làm nơi cho các cháu học tập. Đầu năm học 2015-2016, một lần nữa các cháu lại phải di dời lớp sang học tại nhà công vụ với diện tích chỉ khoảng 30m2, thiếu điện, thiếu sáng…không đủ trở thành nơi học tập cho gần 50 em nhỏ trong độ tuổi từ 3 – 5 tuổi trong bản. Nhiều em rất nhỏ vẫn mỗi ngày đi về 2 bận do lớp “không có bếp ăn”, “không có chỗ nghỉ”, có em buổi trưa về nhà rồi chiều không quay lại học nữa vì nhà quá xa. Chưa kể tới việc các em phải băng qua những con suối, ngầm nước mà không có giám sát của người lớn, đối mặt thường xuyên với nguy cơ đuối nước, lũ cuốn trôi.
    a3

  • Nhận thấy sự cấp thiết của việc tạo dựng cho các em nhỏ ở bản Buốt không chỉ là một mái trường mà còn là một nền tảng để đưa các em tới tương lai tươi sáng hơn, dự án thiện nguyện “Xây Trường Cho Em” được thành lập với mục đích đáp ứng những nhu cầu căn bản nhất cho khối lớp mẫu giáo tại điểm trường bản Buốt thông qua việc xây dựng 2 phòng học (40m2/phòng, kết hợp kho chứa chăn, đồ chơi), 2 phòng vệ sinh (8m2/phòng), thực hiện mô hình BÁN TRÚ DÂN NUÔI, với tổng kinh phí xây dựng dự kiến khoảng 300.000.000đ.

Phoi Canh

  • Dự án đã được UBND xã, Phòng Giáo dục huyện chấp thuận và hỗ trợ mọi mặt để tổ chức thi công và đưa vào sử dụng. Tổng diện tích khu đất để xây dựng trường mầm non bản Buốt vào khoảng 600m2 (15m x 40m), đảm bảo bố trí đủ sân chơi, các tiêu chí mô phạm giáo dục.
  • Mục đích: Xây dựng trường học kiên cố, tạo điều kiện học tập tốt hơn cho gần 50 trẻ em từ 3-5 tuổi người dân tộc Thái ở Bản Buốt – xã Chiềng Kheo – huyện Mai Sơn – Sơn La.
  • Đối tượng hưởng lợi: 02 giáo viên cắm bản, 50 học sinh mẫu giáo
  • Thời gian triển khai: từ tháng 10/2015 – đầu tháng 08/2016 bao gồm: Khảo sát và tìm hiểu; Gây quỹ cộng đồng; Xây dựng.
  • Bản vẽ và thiết kế

  • Các đơn vị đồng hành xây dựng dự án có quyền yêu cầu bất kỳ nguyện vọng nào liên quan tới việc: gắn logo thương hiệu, quảng cáo, tới thăm điểm trường bất kỳ khi nào,… Các quyền lợi nhà tài trợ có thể được thỏa thuận khi nhà tài trợ chính thức đưa ra quyết định tài chợ cho chương trình.
  • Được sử dụng danh xưng nhà tài trợ cho chương trình “Xây Trường Cho Em” trong tất cả hoạt động truyền thông của đơn vị.
  • Quý doanh nghiệp/Mạnh thường quân có cơ hội phát triển thương hiệu gắn với các hoạt động cộng đồng hoạt động xã hội và được ghi nhận trong hồ sơ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp/Mạnh thường quân.
  • Hành trình kết nối yêu thương sẽ phụ trách tiến hành các hoạt động đồng hành sau khi khánh thành như: kỹ năng sống, kỹ năng học tập và làm việc nhóm, chiếu film hoạt hình, phim 3D, tổ chức tết thiếu nhi (nếu thu xếp được)…

  • Chính quyền địa phương, Phòng GD, nhân dân sẽ giúp đỡ nhóm Dự án thực hiện những nội dung: Mặt bằng, diện tích mặt bằng, Giấy tờ liên quan tới tính pháp lý của dự án, Vận chuyển vật liệu xây dựng từ đường trục chính vào tới điểm trường, Nhân công đổ bê tông, lắp ghép khung nhà. Nội thất cho lớp học.

Bên cạnh việc khảo sát địa điểm xây trường tại bản Buốt, KNYT cũng đã tiến hành khảo sát ở 2 địa điểm khác là:

  • Bản Pa Khốm, xã Huê Nhàn, huyện Bắc Yên – Sơn La, một trong những điểm khó khăn nhất của Huyện Bắc Yên: Đồng bào nơi đây 100% là người dân tộc H’Mông. Số liệu chi tiết xin xem file Tiền trạm đính kèm. Tóm lược nội dung như sau: phong trào khuyến học tại địa phương chưa được quan tâm đúng mực. Trường lớp của các cháu còn rất khó khăn, nhưng nhân dân, giáo viên chưa thực sự chăm lo dẫn đến việc nhiều cháu không được đến trường. Tính về lâu dài hiệu quả đầu tư dự án không cao. Hiệu xuất sử dụng và hiệu ứng lan tỏa đến cộng đồng thấp. Nội dung phiếu khảo sát: https://goo.gl/L9eIDU

4

  • Bản Pù Lùng 1, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn, một trong những xã khó khăn nhất của huyện Chợ Đồn. Sau 10 năm được dự án 135 của Chính phủ tài trợ dự án xóa đói giảm nghèo, nhưng hiệu quả thu lại không đáng kể, hiện có tới 90% số hộ trong bản thuộc diện nghèo. Để đầu tư hạ tầng cho nơi đây cần có một chiến lược dài lâu hơn. Chính quyền địa phương nặng tư tưởng xin cho.

 

5

  • Địa điểm có thực trạng lớp học xây dựng tồi tàn, bằng vách tre nứa, gỗ tạm bợ, mục nát hoặc trẻ em phải đi học nhờ, có số học sinh các độ tuổi tới lớp đạt từ 40 em trở lên, các thày cô có tinh thần vượt khó, yêu trẻ. Nhằm đảm bảo phục vụ đúng, đầy đủ các đối tượng mà dự án hướng tới.
  • Địa điểm ít được nhà nước, xã hội quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp (loại trừ các khu vực biên giới hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn thường được nhà nước và các nhóm thiện nguyện tập trung đầu tư và hỗ trợ)
  • Địa điểm có phong trào khuyến học phát triển. Đảm bảo mục tiêu hiệu quả lâu dài cho dự án.
  • Địa điểm nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, nhân dân. Sẵn sàng phối hợp sức người / sức của, khắc phục các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án.
  • Địa điểm chưa có dự án đầu tư của nhà nước, tổ chức xã hội trong 1-2 năm kế tiếp.

Leave a Reply